Những điều cần biết
13-09-2018

THƯỞNG THỨC THỊT NGỰA – MÓN ĂN KÌ LẠ Ở MIỀN BẮC

Làm sao có thể vừa ăn nóng vừa ăn lạnh như người H’Mông? Hãy thưởng thức thắng cố và rượu gạo.

 

mon_an_thit_ngua_1

 

Vào mùng 5 Tết Nguyên Đán, những người đàn ông ở Lào Cai, gần khu vực biên giới với Trung Quốc đều tổ chức những bữa ăn uống và tiệc rượu.

Theo anh Tuấn Anh, đầu bếp của một nhà hàng thịt ngựa nổi tiếng, đã miêu tả về món thắng cố – một phiên bản lẩu đặc biệt – như sau: “Đó thật sự là một bữa yến tiệc thu nhỏ. Người H’Mông nấu chín từng bộ phận của con vật bốn chân này trong một cái chảo khổng lồ rồi đem bán ở các khu chợ phiên”. Anh nói với nụ cười hào sảng trên khuôn mặt ửng đỏ, mắt anh đảo quanh các bàn ăn, nơi những thực khách tại đây đang tận hưởng giây phút vui vẻ.

Trước khi trở thành một món ăn đặc sản trong nhà hàng, thắng cố đã được lưu giữ như “bí kiếp gia truyền” của cộng đồng dân tộc H’Mông tại Sapa, Bắc Hà, Hà Giang.

Sự pha trộn màu sắc của thịt ngựa, heo, bò và nội tạng của động vật như báo hiệu cho các lễ hội mùa xuân sắp đến. Người dân địa phương thường họp thành những nhóm nhỏ, số lượng càng đông sẽ càng vui, thưởng thức phần nước súp nóng hổi, cay nồng. Họ cắn một miếng thịt có vị ngọt tự nhiên. Sau đó họ lại nhấp một miếng rượu gạo. Và tiếp tục như vậy trong suốt bữa ăn.

Rất nhiều du khách đến từ Đồng bằng sông Hồng đã yêu thích món ăn này và không quên được mùi vị của món thịt ngựa – món ăn vẫn còn lạ lẫm và gây ra nhiều tranh cãi đối với các thực khách trên thế giới. Đầu bếp Tuấn Anh là một trường hợp điển hình trong việc thuyết phục du khách nếm thử món thịt ngựa địa phương.

 

mon_an_thit_ngua_1

 

Thịt ngựa rất khác biệt. Mỡ không tạo cảm giác ngấy trong miệng”. Anh mô tả: “Do ngựa không phải là động vật nhai lại nên đó là lý do vì sao nội tạng của nó lại giòn, thậm chí vẫn giữ được độ giòn nếu phải hầm trong nhiều giờ.

Ở nhà hàng của anh, món ăn được giữ nóng trên bếp điện. Những thứ còn lại gần như đều được giữ nguyên truyền thống.

Đầu bếp, người đã rời bỏ một công việc quan chức trong hai thập kỉ, muốn sáng tạo ra một điều gì khác: anh đã chế biến ra món thịt ngựa nướng và thịt ngựa xay, nêm nếm để dậy mùi với sốt ớt và hương cam.

Tuy nhiên cũng đừng hi vọng anh ấy sẽ tiết lộ hết bí quyết của mình!

Có rất nhiều gia vị và cần phải nấu đến 20 tiếng”, anh nói: “Tôi chỉ có thể chia sẻ với bạn trong đó có thảo quả, hoa hồi và một loại cây tên thắng cố, chỉ được trồng ở vùng miền núi phía Bắc”.

Đã có rất nhiều bài báo giới thiệu “truyền thuyết thịt ngựa” để miêu tả món ăn này với 12, thậm chí là 20 gia vị như một bữa tiệc hoàn hảo. Có điều chẳng ai dám chắc món ăn này được nấu như thế nào vì những đầu bếp tại gia địa phương và những nhà hàng luôn bảo mật bí kiếp của họ về công thức riêng.

mon_an_thit_ngua_1

Đối với các thực khách ở nhà hàng của Tuấn Anh thì điều đó không quan trọng gì cả!

Họ chỉ cần có chỗ trong nhà hàng là vui. Ngay cả trong những ngày hè, không phải là thời điểm lý tưởng để ăn lẩu nhưng nơi đây luôn đầy khách. Máy lạnh luôn hoạt động hết công suất để thực khách không thấy nóng bức. Còn mùa đông nếu bạn muốn thưởng thức đặc sản của nhà hàng thì bạn chắc chắn sẽ phải đặt bàn trước.

Luôn quan sát từng bàn ăn trong không gian 100 mét vuông và trò chuyện với các thực khách, anh Tuấn Anh vui vẻ chia sẻ: “Thức ăn luôn là sự ưu tiên hàng đầu. Tại nhà hàng, tôi chỉ quan tâm đến việc những món ăn của mình đã gắn kết mọi người lại với nhau.”