NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ GIỮ TRẺ AN TOÀN KHI ĐI DU LỊCH
An toàn du lịch cho du khách luôn là vấn đề được Lửa Việt quan tâm hàng đầu. Trẻ em hiếu động, tò mò là những đối tượng dễ gặp rắc rối, nguy hiểm khi đi du lịch. Chúng ta chỉ thường xuyên chuẩn bị đi chơi với suy nghĩ: chọn va li nào, mang đôi vớ nào… Và những nguy hiểm dường như là chuyện của ai và diễn ra ở đâu đó xa xôi. Thực tế thì những nguy hiểm xảy ra ở trẻ em đa số là do sự chủ quan của người lớn.
Thật đáng sợ khi nghĩ rằng con bạn có thể đi lạc, bị tai nạn hay thậm chí tính mạng bị đe dọa. Thật đáng sợ khi phải tưởng tượng bạn hoàn toàn bất lực ở một nơi hẻo lánh nào đó. Và tệ hại nhất là con bạn hoàn toàn mất phương hướng nếu có điều gì bất thường xảy ra với bạn. Vì thế, giữ an toàn cho gia đình khi đi du lịch phải là ưu tiên số 1 trong chuyến đi. Chỉ cần bạn chuẩn bị tốt và có một ít kĩ năng bảo vệ thì bạn sẽ giúp cho con bạn an toàn khi chu du khám phá thế giới.
Lửa Việt xin được tổng hợp lại những điều cần biết và phải thực hiện nếu muốn giữ trẻ an toàn khi đi du lịch trong một số hoàn cảnh khác nhau. Nếu bạn có điều gì khác cần lưu ý thì vui lòng chia sẻ với Lửa Việt qua email: phongcskh@luavietours.com nhé!
TRƯỚC KHI KHỞI HÀNH
Tìm hiểu kĩ các gói bảo hiểm du lịch: dù bạn du lịch trong nước hay quốc tế, bạn cần phải tìm hiểu kĩ và mua thêm bảo hiểm du lịch. Đó không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí chữa trị nếu gặp tai nạn mà còn sẽ là công cụ đắc lực trợ giúp bạn khi bạn cần những hỗ trợ y tế khẩn cấp, đặc biệt khi ở nước ngoài. Có rất nhiều gói bảo hiểm với các mức giá khác nhau, bạn hãy lựa chọn phù hợp với ngân sách gia đình, mục đích chuyến đi. Hiện nay, đối với các tour nội địa, Lửa Việt luôn trang bị gói bảo hiểm cao cấp trị giá 150.000.000đ/khách cho tour nội địa và 230.000.000đ/khách cho các tour quốc tế.
Tìm hiểu về điểm đến: hãy tìm hiểu kĩ về nơi mà bạn và gia đình sẽ đặt chân đến trước khi bạn book vé máy bay hay một hướng dẫn viên. Những nguy cơ có thể diễn ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe như nguồn nước, biến động thời tiết, ảnh hưởng đến sự an toàn như bất ổn chính trị – khủng bố, hệ thống cảnh báo tại bãi biển, thời tiết địa phương… Hỏi thăm ý kiến của những người quen đã từng đến đó hoặc đọc các nhận xét của khách du lịch khác trước khi quyết định.
Xem xét về việc có chỗ ngồi an toàn cho trẻ em: nếu có thể, hãy tránh chọn những ngày cao điểm để bay vì điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều không gian hơn. Chỗ ngồi an toàn cho trẻ em cần phải được bố trí bên cạnh cửa sổ để không làm cản trở lối đi. Trẻ em cũng không được phép di chuyển trong khu vực lối thoát hiểm.
Tránh thể hiện sự giàu có: nếu bạn đi du lịch nước ngoài, điều đó có thể được hiểu bạn giàu có hơn đa số người bản địa. Tuy nhiên việc khoa trương bằng cách đeo nhiều trang sức vàng hoặc mang theo một máy ảnh trị giá 2000$ quanh cổ là điều nên tránh. Điều đó chỉ biến bạn trở thành mục tiêu trộm cắp. Hãy để trang sức ở nhà và để máy ảnh trong túi xách khi bạn không sử dụng chúng.
Dạy cho con trẻ làm thế nào tin tưởng vào quyết định của mình: điều này là tối quan trọng trong những trường hợp chúng phải ở một mình, thậm chí chỉ trong một giờ ngắn ngủi. Để thật sự dạy con trẻ làm sao để tin vào bản năng của chúng, bạn phải tạo ra một môi trường mà chúng có thể nói “không” một cách lịch sự cho tất cả những gì chúng cảm thấy không đúng đắn cho dù vì bất kì lý do gì đi nữa, ngay cả một cái ôm của ông bà!
Giải thích cho con sự khác nhau giữa “vấn đề” và “khẩn cấp” và cần làm gì trong cả hai trường hợp. Cùng con thảo luận nếu một trong các điều sau đây xảy ra thì chúng ta nên xem nó là “nghiêm trọng” và xử lý như một “trường hợp khẩn cấp”.
- Nếu một trong hai người bất tỉnh.
- Nếu một trong hai chúng ta đau đớn dữ dội.
- Nếu một trong hai chúng tôi chảy máu.
- Nếu một người trong chúng ta bị co giật.
Xem xét về việc sử dụng cũi/nôi trong khách sạn: cũi/nôi được thiết kế nhằm đảm bảo không gian an toàn khi ngủ và phù hợp cho các các trẻ nhỏ (từ 4 tuổi trở xuống). Hiện nay các khách sạn/resort tiêu chuẩn 4 sao trở lên tại Việt Nam và quốc tế đều trang bị đầy đủ cũi/nôi cho trẻ em và sẽ bố trí theo yêu cầu của khách hàng. Hãy chắc rằng bạn đã yêu cầu và kiểm tra với khách sạn về vấn đề giường ngủ của trẻ em trước khi nhận phòng khách sạn.
Ghé thăm bác sĩ nhi khoa của con bạn: hỏi thăm bác sĩ nhi về lịch trình chuyến đi của gia đình bạn. Lịch trình bao gồm cả nơi gia đình sẽ đến và những hoạt động dự kiến để bác sĩ có thể đưa ra những cảnh báo về sức khỏe mà con bạn có thể gặp phải, cũng như xem xét về việc có nên tiêm chủng bổ sung hay không. Sau đó thiết lập một kế hoạch tiêm chủng dự phòng cho chuyến đi (nếu cần). Việc tiêm chủng không chỉ giúp con bạn ngăn ngừa bệnh tật mà còn để bảo vệ công dân tại nước sở tại tránh được các bệnh truyền nhiễm lây lan bằng con đường nhập cảnh.
Lên danh sách các cơ sở y tế trong khu vực: theo phản xạ là bạn sẽ luôn đi đến cơ sở y tế đầu tiên bạn phát hiện hoặc ngay trong tầm mắt của bạn. Tuy nhiên việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là ở những nơi xa lạ, hẻo lánh. Do đó tốt hơn hết là lên kế hoạch trước, xác định vị trí chỗ ở và các khu vực của các trạm y tế gần nhất. Thông thường đối với trẻ em, một bệnh viện nhi khoa nhà nước sẽ là nơi tốt nhất để bắt đầu.
TRÊN ĐƯỜNG ĐI
Khử trùng mọi thứ: nguy cơ lớn nhất về an toàn khi bay với trẻ em là vi khuẩn. Máy bay hoàn toàn là một không gian khép kín, vi khuẩn có thể từ tất cả những gì mọi người có thể chạm vào. Vì vậy hãy lau chùi tất cả mọi thứ: khay ăn, tay vịn, điều khiển từ xa, dây an toàn trước khi cho trẻ lên ngồi trong máy bay. Mang theo một hộp khăn lau vệ sinh tiện dụng là điều cần thiết trong những trường hợp này.
Đừng ăn những gì đã rơi vãi trên bàn ăn: 4 trong 6 bàn ăn có kết quả dương tính với vi khuẩn MRSA và norovirus, những khuẩn truyền nhiễm rất mạnh, gây viêm ruột, ói mửa, tiêu chảy, chuột rút sau một đến hai ngày. Vì thế hãy lau chùi kĩ và dặn dò con trẻ không được nhặt thức ăn trên khay vào miệng. Kể cả bạn cũng không nên đụng vào các tạp chí trên các chuyến bay.
Nói với bé về những quy trình kiểm tra an ninh sân bay: nói với con về những cửa kiểm soát an ninh sân bay, kiểm tra hành lý để con hợp tác và thực hiện theo những quy định dành cho trẻ em.
Kiểm tra dự báo thời tiết, điều kiện đường sá, dự thảo xây dựng: kiểm tra các bản tin thời tiết, các biện pháp dự phòng và các cảnh báo trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Nếu những cảnh báo thời tiết về gió lạnh hay nhiệt độ xuống thấp thì hãy hủy bỏ các hoạt động ngoài trời hoặc tiếp tục lái xe đến khi thời tiết khá dần. Hãy đặc biệt chú ý các cảnh báo về tuyết rơi trong suốt quá trình đi du lịch.
Thảo luận về các kế hoạch bị kẹt lại ở tàu điện ngầm: tàu điện ngầm sẽ trở thành cơn ác mộng với đám đông hỗn loạn và một trong hai bạn sẽ bị tách ra: người bước lên tàu và người còn lại bị chen lấn và bị bỏ lại ở ga. Hãy nói với con bạn nơi chúng có thể tìm thấy sự hỗ trợ từ nhân viên ga tàu, trong trường hợp này chính là quầy bán vé ở ga. Vì thế nếu con tôi bị kẹt lại ở sân ga và tàu đã rời đi thì nó phải trở lại quầy vé và chờ. Chúng tôi sẽ ra khỏi tàu ở trạm tiếp theo và quay lại trạm cũ để tìm nó. Nếu con tôi là người bước lên tàu và chúng tôi lại bị mắc kẹt ở sân ga thì nó phải đến trạm tiếp theo và đi đến quầy bán vé, chúng tôi sẽ đến gặp nó ở ngay đó.
Sẵn sàng cho các phương tiện giao thông công cộng: bạn càng nắm rõ lộ trình, chi phí, thời gian chờ đợi, các địa điểm chuyển tiếp, quãng đường đi bộ trước khi bạn rời khỏi nhà thì chuyến đi của bạn sẽ càng êm xuôi. Hiện nay, có rất nhiều công cụ để thiết lập các kế hoạch cho chuyến đi, theo dõi xe buýt dành cho các thiết bị di động và chúng hỗ trợ tối da các bậc phụ huynh trong những tình huống khó khăn. Tuy nhiên bạn sẽ gặp khó khăn khi một tay vừa căng mắt, lướt ngón tay trên các biểu tượng điện thoại để tìm thông tin, một tay khác vừa phải kéo xe đẩy thoát ra khỏi đám đông.
AN TOÀN CỦA GIA ĐÌNH TRONG ĐÁM ĐÔNG
Chọn trang phục màu sắc cho con: trang phục nổi bật sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra chúng trong đám đông.
Chụp ảnh con mỗi buổi sáng trước khi xuất hành: trước khi cả nhà xuất phát, hãy chụp một tấm ảnh của con bạn và lưu trong điện thoại. Bằng cách này, nếu có đi lạc, bạn sẽ dễ dàng miêu tả với các cơ quan chức trách về đặc điểm, trang phục của con bạn và họ sẽ nhanh chóng nhận dạng con bạn dựa trên tấm ảnh mới nhất.
Thảo luận về những ai sẽ giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp: nếu con bạn còn nhỏ, hãy dạy chúng hiểu rằng trong các trường hợp khẩn cấp, cách tốt nhất là chúng phải tìm một người phụ nữ có con nhỏ khác ở gần đó để yêu cầu giúp đỡ. Lớn hơn một chút, chúng phải biết liên hệ với một quan chức, chủ cửa hàng, quản lý khách sạn, nhân viên cảnh sát hoặc những trường hợp nghiêm trọng sẽ là một nhân viên sứ quán.
Danh thiếp trong túi: hãy bỏ vào túi của con bạn danh thiếp của khách sạn hoặc danh thiếp của chính bạn cho những trường hợp đi lạc.
Cung cấp thông tin liên lạc: cho dù đó là dây đeo tay theo phong cách hiphop hay những hình xăm tạm thời, nhãn mác giày dép, giấy dán trên giày, chữ viết bằng tay trên áo thun hay danh thiếp… Hãy chắc rằng con bạn không chỉ có đầy đủ số điện thoại liên lạc và tên khách sạn mà vào bất cứ lúc nào con bạn còn biết cách sử dụng chúng trong trường hợp yêu cầu sự giúp đỡ từ những người khác.
Thực hành qua những trò chơi: hãy thử cùng nhau chơi trò “nếu điều đó xảy ra” với các con. Nếu bạn hỏi con “nếu mẹ lạc đường thì sao?” (chúng sẽ chẳng bao giờ nghĩ rằng chúng bị lạc) và con sẽ bảo bạn “Tìm một người mẹ khác, tháo giày (hoặc vòng cổ hoặc áo khoác) và nhờ người đó gọi cho mẹ”. Chơi một trò chơi ghi nhớ màu sắc trang phục bạn mặc vào ngày hôm đó. Thực hành việc nhận biết những người phụ nữ có con để nhờ giúp đỡ trong các trường hợp cần thiết.
Luôn giữ các con vị trí ở giữa: sự sắp xếp vị trí của các thành viên trong gia đình không chỉ là ngẫu nhiên mà còn là biện pháp an toàn và an ninh cho cả gia đình. Nếu gia đình bạn bao gồm 2 người lớn và 1 hoặc nhiều đứa trẻ, hãy bố trí người lớn như chốt chặn đầu đuôi. Ví dụ, khi bạn đi qua cửa an ninh, mẹ đi trước, theo sau là con và người đi cuối cùng là ba. Trẻ em luôn là những đối tượng trong tầm ngắm của kẻ xấu. Vì vậy hãy luôn giữ chúng trong tầm ngắm của bạn và những thành viên khác trong gia đình càng gần càng tốt.
Phương án khi bị lạc: nếu con bạn đi lạc, chúng cần đứng yên một chỗ trong một vài phút để bạn tìm hấy chúng. Hãy quay lại khu vực trò chơi hoặc địa điểm vừa mới tham quan để có thể dễ dàng tìm thấy chúng.
Không bao giờ tự ý rời khỏi khu vực: hãy dặn các con đừng bao giờ tự ý rời khỏi công viên giải trí hoặc tự tìm đường đến bãi đậu xe mà không có người nhà đi cùng. Đó chính là cơ hội cho kẻ xấu tiếp cận trẻ nhanh chóng.
Tìm hiểu trước cách thức các địa điểm vui chơi xử lý trường hợp “du khách mất tích”: ví dụ những ai có thẻ thành viên của Disneyland (Disneyland Cast Members) sẽ được huấn luyện quy trình “Lạc ba mẹ” (Lost Parent). Một số các khu vui chơi giải trí nổi tiếng khác và các địa điểm du lịch đều có hệ hống tìm kiếm người thân thất lạc nhanh chóng nhất có thể. Tìm kiếm trên web để bạn mường tượng ra những gì bạn cần biết và sau đó chỉ dẫn lại các thành viên khác trong gia đình.
Dạy con bạn hét to “Đây không phải cha mẹ của con! Giúp con với!”. Một đứa trẻ đang hét lên “không” hoặc chỉ la lên những tiếng rời rạc sẽ dễ nhầm lẫn với việc chúng đang ăn vạ hay vòi vĩnh ba mẹ chúng. Vì vậy hãy dạy con hét to “Đây không phải cha mẹ của con” khi có một người lạ đang tìm cách lôi kéo, dụ dỗ chúng ra khỏi đám đông.
ĐỂ TRẺ AN TOÀN TRONG KHÁCH SẠN
Du lịch với băng dính bản to (duct tape): đây thật sự là một phát minh vĩ đại. Chỉ cần có nó trong khách sạn, bạn có thể sử dụng để quấn lại các ổ cắm điện, các thiết bị điện, bo lại các góc nhọn trong phòng hoặc quấn lại dây kéo rèm cửa hay bất cứ vật dụng nguy hiểm nào khác trong phòng.
Khử trùng các rờ-mốt điều khiển từ xa: hoặc sử dụng các túi zip để bọc lại toàn bộ các bộ điều khiển từ xa.
Sử dụng khóa cửa an toàn và chuông báo động: để bảo vệ gia đình trước sự xâm nhập hoặc ngăn ngừa con bạn tự ý ra khỏi phòng mà không có người lớn đi cùng.
Thẩm định thiết bị: nếu bạn sử dụng cũi của khách sạn, hãy chắc rằng không có bất kì con ốc hay miếng ván nào bị sứt mẻ, hư hỏng và tháo rời và kiểm tra kĩ gối, mền, nệm hoặc bất cứ vật dụng gì ở trong cũi. Nhớ lau chùi sạch sẽ để khử rùng.
Dùng mắt quan sát: kiểm ra kĩ dưới giường, trong các ngăn kéo hay kẹt tủ để chắc rằng nhân viên dọn phòng không bỏ sót bất kì đồ vật sắc nhọn hay vật dụng nguy hiểm nào mà con bạn có thể vô tình tìm thấy.
Tránh đi chân trần trong phòng: mang theo dép đi trong nhà và yêu cầu bọn trẻ mang dép khi ở trong phòng, kể cả trong nhà vệ sinh.
Không mở cửa khi không biết người gõ cửa/bấm chuông là ai: luôn luôn khóa cửa khi bạn ở rong phòng và nhớ gọi kiểm tra với bộ phận tiếp tân khi có bất kì dịch vụ phòng, sửa chữa hay giao hàng bất ngờ. Dặn dò bọn trẻ những điều tương tự như vậy.
Không để trẻ con một mình trong phòng: dặn các con khóa cửa ngay khi bạn bước chân ra khỏi phòng và đừng quan tâm đến các tiếng gõ cửa khi không có người lớn trong phòng. Nếu bạn quay về và gõ cửa, hãy nói rõ “là ba/mẹ đây”. Không bao giờ trả lời bất kì một ai nói rằng ba mẹ nhờ họ đến và dạy chúng phải gọi ngay tiếp tân để xác nhận nhân viên cấp cứu của khách sạn.
AN TOÀN CHO TRẺ TẠI ĐIỂM VUI CHƠI
Chọn một điểm gặp nhau: ngay sau khi bạn bước vào một khu vui chơi hay một bãi biển, hãy nhanh chóng định hướng cùng con bạn. Nếu con đã đủ lớn (khoảng tầm 10 tuổi trở lên), hãy thống nhất địa điểm gặp nhau cho trường hợp cả hai cùng thất lạc. Không bao giờ chọn cửa ra vào hay bãi đậu xe. Nơi lý tưởng để tìm thấy nhau chính là trung tâm thông tin hay trạm cứu hộ, nơi mà các nhân viên có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em bị lạc.
Nếu đứa trẻ nhà bạn đi lạc trên bãi biển, hãy đi thuận chiều gió: bất cứ khi nào một đứa trẻ đi lạc khỏi gia đình trên bãi biển, chúng ta nên đi theo hướng thuận chiều gió để tìm kiếm chúng (kinh nghiệm của những nhân viên cứu hộ). Tại sao vậy? Đơn giản vì 9/10 trẻ sẽ đi theo con đường ít có chướng ngại nhất và sẽ đi theo hướng gió.
Có thói quen kiểm tra trước khi chuẩn bị rời khỏi nơi nào đó: du lịch thường xuyên gây ra các tình huống lộn xộn (đặc biệt với trẻ em) và bạn dường như có quá nhiều thứ phải quan tâm hơn so với lúc bạn ở nhà.
Sử dụng kem chống nắng: rõ ràng là cần thiết sử dụng kem chống nắng vào những ngày nắng chói chang nhưng bạn có biết bạn cũng có khả năng bị cháy nắng trong những ngày trời râm hay ngay cả khi trời có tuyết không?
Sử dụng kem chống nắng đúng cách: bôi kem chống nắng không thấm nước cho trẻ trước khi xuống hồ bơi, tắm biển hay các trò chơi trượt nước là điều cần thiết. Tuy nhiên nếu bạn thoa kem ngay trước khi xuống nước thì điều này hoàn toàn vô nghĩa. Kem chống nắng cần bôi trước ít nhất 20 phút để thấm vào da trước khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Chúng sẽ bị rửa trôi nếu thời gian ít hơn. Hãy chắc rằng sau vài giờ vui chơi thì bạn sẽ dành ra 20 phút để bôi lại kem chống nắng lên da cho trẻ.
Ghi nhớ lại vị trí thoát hiểm: một vài nhà vệ sinh và các khu vui chơi có nhiều lối thoát hiểm và con bạn đều có thể chạy ra những địa điểm khác so với bạn hình dung.
Lên kế hoạch nghỉ nửa ngày: bọn trẻ cạn kiệt năng lượng thì chúng sẽ làm cho các vị phụ huynh càng thêm mệt mỏi. Khi bạn mệt, bạn có thể trở nên dễ cáu gắt, nhạy cảm. Hãy dành ra một nửa ngày nghỉ, có thể chỉ bơi lội ở khách sạn để tránh đám đông hoặc những ngày đổ lửa.
Phát sáng: khi chúng tôi đi chơi vào mùa hè, tôi luôn mang theo các vòng cổ dạ quang hoặc các vòng tay phát sáng cho bọn trẻ. Vào dịp hè, cho dù chúng tôi ở bất kì thành phố nào, khu vui chơi nào hay cắm trại ở nơi đâu, chúng tôi chắc chắn sẽ có nhiều hoạt động vào ban đêm. Bọn trẻ rất thích đeo trang sức dạ quang và tôi cũng vậy. Vì chúng luôn phát sáng vào ban đêm và giúp chúng ta dễ dàng nhận biết bọn trẻ.
Không khuyến khích trẻ “check – in” hoặc xác nhận vị trí: việc “check-in” địa điểm trên facebook hay một số mạng xã hội đều thật tuyệt vời nhưng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và sự riêng tư trực tuyến của con bạn và có thể đẩy gia đình vào một số trường hợp nguy hiểm. Vì vậy hãy chắc rằng con bạn đã tắt các chức năng định vị trên các thiết bị và tránh “check-in” khi đi du lịch.