Hoạt động công ty
13-09-2018

Người Đắk Lắk: ngộ ghê ta!

Giọng nói là thú vị đầu tiên. Chỉ là những con người được sinh ra và lớn lên ở Đắk Lắk mới có giọng  pha trộn đủ thể loại. Bắc cũng ko đúng, Nam cũng không, Trung cũng không, tạo nên “giọng Buôn Mê”. Nói có hơi quá, nhưng mà nghe giọng có thể đoán bạn đó là người Đắk Lắk. Nếu những người di cư sống tập trung thành từng vùng thì cả người lớn lẫn trẻ con vẫn giữ được giọng nói của quê hương họ. Ví dụ có rất nhiều người gốc Nghệ An – Hà Tĩnh vẫn nói giọng rất đặc trưng. Mà đó chỉ là thiểu số thôi, phần lớn thì người cùng quê đã không sống gần nhau lâu rồi, họ sống rải rác khắp nơi trên đất nước, và tiếng nói gốc gác của họ cũng phai nhạt dần.

 

dieu-thu-vi-nguoi-dak-lak-cuoi-voi-di-hoc

 

Điều thú vị tiếp theo là tên gọi của các trái cây, đồ dùng, vật dụng, thực phẩm… là những thứ trong cuộc sống hàng ngày. Theo bạn gọi trái “apple” là gì? miền Nam gọi nó là “Bom”, miền Bắc bảo nó là “Táo”, còn mấy bạn miền Tây còn gọi nó là “Bơm” thì phải. Miền Nam cãi “nếu gọi là táo thì sao phân biệt được apple và táo ta?” miền Bắc bảo “thì cứ gọi là Táo ta và Táo tàu”. Miền Nam :”rắc rối!”. Thế là người Đắk Lắk kết luận “ gọi nó là gì cũng được,miễn là mọi người hiểu trái đó là gì”.

Thực tế cho thấy cách gọi trên áp dụng đúng cho cả trái dứa – thơm – khóm, trái na – mãng cầu- mãng cầu ta – mãng cầu xiêm gì gì đó, đậu hũ – tàu hũ – đậu khuôn, cái đĩa – nĩa – dĩa. Chứng tỏ ngôn ngữ ở Đắk Lắk rất đa dạng và phong phú! Miền này không hiểu miền kia nói gì, nhưng người Đắk Lắk thì hiểu gần hết.

 

dieu-thu-vi-nguoi-dak-lak-gai-xinh

Ở Đắk Lắk, ly Cafe ít đá, ít đường, đánh bọt đều tay. Uống Cafe là để nhâm nhi, thưởng thức trước khi đi làm. Ở Sài Gòn thì là để giải khát, nên ly nào ly nấy to bụ, đầy đá mau tan, hút rột rột vài cái là xong. Dù gì cũng là thủ phủ Cafe của Việt Nam mà. Điệu đặc biệt khi uống Cafe ở Đắk Lắk bạn có thể bị say. Còn nữa, 1 chầu cafe 4-5 ở Đắk Lắk, giá có thể chưa bằng 1 ly Cafe ở Sài Gòn. Giá trung bình tầm 10-15k/ly.

 

dieu-thu-vi-nguoi-dak-lak-01

 

Dân Đắk Lắk còn có sở thích kỳ lạ là “phịa” chuyện về quê hương. Khi được hỏi về Đắk Lắk, họ thường kể đại loại như : người ta sống ở nhà sàn, nuôi gia súc ở dưới bên dưới nền nhà, con gái mặc váy, con trai thì đóng…khố, phương tiện di chuyển bằng voi. Đến trường thay vì có nhà để xe cho học sinh thì có gara cho voi…  Kẻ tung người hứng mà vẽ hoa lá cành thêm mắm thêm muối vào thì người đồng bằng cứ gọi là…mắt chữ A mồm chữ O tin sái cổ. Biết đâu qua những câu chuyện phịa  này mà Đắk Lắk chúng ta trở nên lạ lẫm, thú vị , bí ẩn, kỳ vĩ hơn trong mắt người ngoại tỉnh?

 

dieu-thu-vi-nguoi-dak-lak-trai-mang-kho

Không biết cái đặc trưng chung đó tại sao mà hình thành, phải chăng tại họ sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có nhiều huyền thoại, cùng với những người dân bản địa là người con chính gốc của núi rừng, nên trong mỗi người Đắk Lắk đều đã ngấm vào máu cái “hương vị” hoang dã nguyên sơ mạnh mẽ mà cởi mở thân thiện của cao nguyên?

Nguồn sưu tầm internet