“LẠC TRÔI” Ở PHÚ YÊN
Tôi đã đặt chân đến Phú Yên – thành phố ven biển còn ngủ yên – để chứng minh nhận định của ba tôi: “Mỗi vùng đất ở Việt Nam sẽ làm con ngạc nhiên theo cách riêng của mình” là hoàn toàn chính xác.
“Không có một tỉnh thành nào mà không có những nét riêng biệt thú vị” – Ông đều nhắc lại câu nói này mỗi khi thấy tôi chuẩn bị hành lý để đi du lịch.
Đã hơn hai mươi năm trôi qua khi công việc bán trà đã dẫn ông đến từng ngóc ngách của đất nước và củng cố niềm tin vào Việt Nam – một nơi lý tưởng để ẩn mình.
Vào tháng 8 năm ngoái, tôi và bạn của mình đã từ bỏ ý định đến thủ đô Hà Nội ồn ào, đi về hướng nam để tìm kiếm một bãi biển theo ý thích của mình.
Trong thời gian chuẩn bị cho kế hoạch vi vu của mình, tôi đã nhìn thấy một tấm ảnh từ trên cao về một bãi biển xanh màu ngọc bích, nổi bật với bến tàu vắng vẻ đã làm chúng tôi thay đổi lịch trình, bay đến Đà Nẵng và đi chuyến tàu đêm để đến với thiên đường hoang sơ này.
Vấn đề duy nhất là chúng tôi đã ngủ một mạch trong suốt chuyến tàu.
“Tàu sắp đến ga Tuy Hòa. Quý khách nào xuống tàu thì mau chóng chuẩn bị” – nhân viên tàu thông báo đến từng toa làm chúng tôi tỉnh giấc và nhận ra rằng: lố rồi, đáng lý chúng tôi phải xuống tàu vào một giờ trước đó.
Bạn tôi bật cười khúc khích mặc dù vẫn chưa tỉnh ngủ.
“Xuống tàu thôi” – Tôi liều lĩnh quyết định khi cố vận dụng sự lạc quan của ba mình vào trường hợp này.
Hơn 400 năm trước, triều đại nhà Lê đã cử tướng Lương Văn Chánh đem quân tấn công vào đây và chiếm một phần đất đai tươi tốt của vương quốc Chăm Pa, nằm giữa hai con đèo hiểm trở.
Khi tướng Chánh và hàng ngàn binh lính cùng đoàn người hành hương đến vùng đất này, họ gọi nơi đây là Phú (giàu có) Yên (hòa bình). Tên gọi này đã bắt đầu từ đó và được lưu giữ đến ngày nay.
Phú Yên vẫn còn là địa điểm khó tiếp cận cho đến năm 2013, khi quan chức địa phương quyết định mở thêm các chuyến bay dân sự từ một căn cứ không quân.
Tuy nhiên hai năm sau, mọi thứ vẫn chưa được triển khai như dự định.
Sau khi sân bay được khánh thành hai năm, ông Phạm Văn Bảy – Phó Chủ tịch Sở Du lịch tỉnh bày tỏ: “Chữ Yên trong Phú Yên có nghĩa là yên ổn nhưng chúng tôi lại không Giàu (Phú)”.
Ông Bảy đã nghĩ đến viễn cảnh du khách sẽ đổ xô đến tham quan Mũi Điện – cực Đông của Việt Nam hay đi tàu đến vịnh Vũng Rô huyền thoại. Một tháng sau ngày ông Bảy chia sẻ về hi vọng của mình, đạo diễn Victor Vũ đã đến đây và hoàn thành tác phẩm điện ảnh nổi tiếng “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – tác phẩm đã đạt giải tại Liên hoa Phim Quốc tế Toronto. Sự kiện này đã tạo ra một cú hích cho Phú Yên khi những cảnh đẹp tại đây xuất hiện trên poster chính của phim và tạo cảm hứng mạnh mẽ cho khán giả trên toàn thế giới.
BỮA SÁNG GIÀU CÓ
Tôi hoàn toàn không biết chút gì về vùng đất tôi sắp đặt chân đến khi tôi ở ga Tuy Hòa, thành phố hành chính yên bình của Phú Yên.
Tôi đã nhìn thấy những ngôi nhà nhỏ nhắn liên tiếp nhau bay qua cửa sổ toa tàu. Chúng đều được bao quanh bởi những tán cây bàng và những cánh cổng khép hờ hững.
Bữa sáng của chúng tôi chỉ thật sự bắt đầu khi chúng tôi đến một quán ăn nổi tiếng với món bún sứa – một món bún địa phương nổi tiếng có những con sứa biển được ngâm qua đêm với lá ổi.
Cảm giác giòn sần sật, những miếng thịt sứa óng ánh trộn lẫn với những lát chả cá được làm từ cá biển tươi ngon, hành lá và cà.
Từ đó, bạn có thể cảm nhận được sự trù phú của Phú Yên qua những muỗng nước lèo đậm đà hương vị làng quê như vậy.
VẺ ĐẸP CÒN NGỦ YÊN
Từ trung tâm thành phố, chúng tôi đã di chuyển đến khu mỏm đá, nơi mà những nhân vật thiếu nhi thả diều trong bộ phim nổi tiếng của Victor Vũ.
Từ khoảng 11h trưa, mặt trời đã đổ lửa trên con đường vắng vẻ với những túp lều ngư dân ven đường, thấp thoáng sau hàng phi lao và bờ cát trắng.
Chúng tôi đã đỗ xe tại một lô đất tạm để bắt đầu cuốc bộ, lang thang trên ngọn đồi ở Bãi Xép. Khung cảnh nơi đây thật yên bình với đồng cỏ, những chú bò thảnh thơi bên cạnh bãi cát trắng và bờ biển hoang vắng.
100.000đ cho ghế bố bãi biển, ăn trưa và tắm táp thỏa thích tại một nhà chòi luôn kiên nhẫn phục vụ khách.
Vào lúc xế chiều, vài em nhỏ địa phương vui nhộn đã rủ rê chúng tôi chơi nhảy sóng với chúng. Khi chúng tôi quay lại bãi biển, một nhóm du khách trẻ tuổi đã yên vị trên ghế của chúng tôi và xung quanh chất đầy các bao nhựa, nước ngọt và vỏ trái cây.
Chúng tôi đã leo lên vách đá nhô ra biển tại Bãi Xép và nhìn xuống hàng chục du khách đang nằm rải rác, tận hưởng vẻ đẹp trong khoảng nửa cây số bờ biển cho đến khi hoàng hôn.
Khi chúng tôi quay trở lại xe, chúng tôi vẫn chưa tìm được chỗ ngủ nên tôi đã quyết định mua vé tàu đêm để trở lại hành trình của mình và đi qua tỉnh lân cận Quy Nhơn.
Ngày hôm sau, trong khi hình dung lại tấm ảnh gây cảm hứng cho chúng tôi về một điểm đến thiên đường, chúng tôi chỉ tìm thấy một bến tàu đông nghẹt người đang phải vật lộn để tìm một khoảng không cho riêng mình.
“Chúng ta đã may mắn khi ngủ quên trên tàu” – Bạn tôi nhớ lại.
“Ừ” – Tôi đồng tình khi vẫn còn mải nghĩ về ba tôi.
“Con có thể đi lạc đến bất kì nơi đâu của Việt Nam và sẽ luôn tìm thấy điều gì đó thật tốt đẹp, nhưng sẽ thú vị hơn nếu đó không phải là nơi đầu tiên mà con đã lựa chọn”.