KHÁM PHÁ TẾT HÀN QUỐC VÀ NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Ở mỗi quốc gia đều có những phong tục đón Tết cổ truyền và Hàn Quốc cũng vậy. Và Tết Nguyên đán tại “xứ sở kim chi” được xem là một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm. Vì thế lễ hội này chắc chắn sẽ diễn ra nhiều hoạt động vui chơi và phong tục tập quán thú vị. Vậy Tết Hàn Quốc có khác gì so với các nước khác trên thế giới? Sau đây hãy cùng Lửa Việt Tours khám phá những điều thú vị về ngày Tết ở Hàn Quốc ngay nhé.
1. Tìm hiểu về ngày Tết Hàn Quốc
Tết Hàn Quốc là một trong hai ngày lễ lớn quan trọng nhất tại xứ sở kim chi (Nguồn ảnh: Internet)
Ý nghĩa Tết Nguyên Đán tại Hàn Quốc
Tết Hàn Quốc hay còn còn được gọi với tên khác là Seollal, đây là kỷ niệm ngày đầu tiên của Âm lịch Hàn Quốc. Nói cách khác, Tết Hàn Quốc còn là sự chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Đối với người Hàn Quốc Seollal còn mang một ý nghĩa đặc biệt là thời điểm để mọi người gác lại công việc, đoàn tụ với gia đình để tỏ bày lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên.
Người Hàn Quốc được nghỉ Tết âm lịch 3 ngày, giao thừa, mùng 1 và mùng 2. Thông thường, vào dịp này mọi người sẽ ở nhà để dọn dẹp, trang trí nhà cửa và làm những mâm cơm cúng để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Theo phong tục truyền thống thì người dân tại đây thường quần bên gia đình của trưởng nam, bày mâm cúng tổ tiên vào buổi sáng mùng 1 Âm lịch.
Trang phục truyền thống vào ngày tết Hàn Quốc
Người dân Hàn Quốc thường mặc Hanbok trong những ngày đầu năm mới (Nguồn ảnh: Internet)
Vào buổi sáng của ngày đầu tiên trong năm mới, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ thức dậy sớm và chuẩn bị thay trang phục ngày Tết. Đặc biệt, những ngày này người Hàn sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống Hanbok với màu sắc rực rỡ, tươi tắn để thực hiện các nghi lễ cúng bái tổ tiên. Ngoài ra, trong lễ này người Hàn còn chuẩn bị những món ăn truyền thống hấp dẫn và có nhiều trò chơi dân gian đầy thú vị.
3. Những nghi lễ truyền thống không thể thiếu trong ngày tết Hàn Quốc
Vào những ngày Tết ở xứ sở Kim Chi có rất nhiều nghi lễ và phong tục truyền thống đa dạng khác nhau. Mỗi một nghi lễ đều mang một ý nghĩa và thủ tục khác nhau. Dưới đây là những hoạt động không thể thiếu như:
Charye (차례) – Lễ cúng gia tiên
Lễ cúng gia tiên thể hiện sự biết ơn đến với cội nguồn (Nguồn ảnh: Internet)
Lễ cúng gia tiên là một trong những nghi lễ không thể nào bỏ qua trong dịp Tết cổ truyền ở Hàn Quốc. Người Hàn quan niệm đây là một trong những nghi lễ quan trọng để bày tỏ lòng biết ơn với cội nguồn, tổ tiên. Vì thế, họ đã chuẩn bị rất là chỉnh chu và kỹ lưỡng từ những ngày trước mùng 1. Các thành viên trong gia đình sẽ trưng bày, sắp xếp một mâm cỗ thật là đa dạng với các loại món ăn khác nhau trước bàn thờ của tổ tiên. Tùy vào từng vùng mà sẽ có những món ăn khác nhau.
Mâm cúng ngày Tết Hàn Quốc
Mâm cúng ngày Tết với đa dạng những món ăn khác nhau (Nguồn ảnh: Internet)
Theo phong tục đón Tết của người Hàn, mâm cúng là một trong những truyền thống quan trọng và thường có khoảng 20 món ăn khác nhau mang một ý nghĩa riêng. Các món ăn ở từng vùng Hàn Quốc có thể khác nhau nhưng cũng sẽ đều tuân theo quy tắc chung.
Mâm cúng sẽ được đặt hướng về phía Bắc, đặt phía trước tấm bình phong và được chia thành 5 hàng, xếp dưới bài vị của tổ tiên. Theo thứ tự trừ trên xuống dưới, đầu tiên là các món canh tteokguk, cơm, rượu. Tiếp đến là các món canh, món thịt, bánh tteok (bánh gạo) và các loại bánh chiên đa dạng. Và cuối cùng là các món tráng miệng, thường là quả và các loại bánh truyền thống như là bánh Yakgwa.
Đáng chú ý là trên mâm cúng tổ tiên, người Hàn lại tránh những món ăn có mùi như: tỏi, bột ớt đỏ, tiêu. Vì thế các món như kim chi cải thảo thường xuyên xuất hiện trong mỗi bữa cơm này lại không được trưng bày lên mâm cúng. Thay vào đó họ sẽ để kim chi nước và một số chỗ cong thay bằng kim chi trắng. Táo và lê là một trong các loại quả được trưng bày lên mâm cúng. Người Hàn không đặt đào bởi lên mâm cúng bởi vì họ quan niệm rằng quả đào có thể xua đuổi các linh hồn của tổ tiên.
Sebae (세배) – Cúi lạy chào năm mới
Nghi thức cúi lạy chào năm mới thể hiện sự thành kính biết ơn đến những bậc sinh thành (Nguồn ảnh: Internet)
Nghi thức cúi lạy chào năm mới là một nghi lễ quan trọng không kém và đây cũng là một văn hóa độc đáo của người Hàn. Sebae trong tiếng việt có nghĩa là “tuế bái”. Khi kết thúc lễ cúng, người nhỏ tuổi trong nhà sẽ diện đồ Hanbok mới và thực hiện nghi lễ cúi lạy với ông bà, cha mẹ. Khi cúi lạy, Người Hàn thường dang rộng cánh tay và quỳ xuống sàn nhà. Nữ thì đặt bàn tay phải lên bàn tay trái còn nam thì ngược lại.
Việc cúi lạy như là lời chào đầu năm mới, thể hiện sự chúc sức khỏe, sự thành kính, biết ơn đối với bậc sinh thành. Sau khi cúi lạy trẻ em sẽ được nhận tiền mừng tuổi, bánh gạo hay là hoa quả. Còn nếu là người trưởng thành thì sẽ nhận rượu hoặc là thức ăn.
4. Các trò chơi dân gian ngày Tết Hàn Quốc
Người Hàn Quốc có niềm đam mê lớn với việc bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống trong văn hóa. Do đó, vào mỗi dịp Tết, mọi người thường tham gia vào các trò chơi dân gian để gắn kết nhau hơn. Dưới đây là những trò chơi phổ biến mà bạn thường gặp tại đất nước này.
Yutnori (윷놀이) – Chơi gậy
Chơi gậy – một trò chơi truyền thống gắn kết phổ biến tại Hàn Quốc (Nguồn ảnh: Internet)
Yutnori là một trong những trò chơi truyền thống của người Hàn Quốc trong ngày lễ Seollal. Trò chơi này thường được chia thành hai đội, mỗi đội lần lượt ném gậy lên (cây gậy có vai trò như xúc xắc) để quyết định bước đi của người chơi. Đội nào đến đích trước thì đội đó sẽ thắng.
Tuho (투호) – Ném mũi tên
Ném mũi tên – trò chơi phổ biến với mọi tầng lớp ngày nay (Nguồn ảnh: Internet)
Tuho cũng là một trò chơi dân gian khác khá nổi tiếng ở xứ sở kim chi. Trò chơi này thường dành cho gia đình hoàng tộc, các tầng lớp thượng lưu nhưng giờ đây lại rất phổ biến với người dân. Người chơi sẽ ném mũi tên đó vào một chiếc bình gỗ để sẵn. Người ném vào bình nhiều nhất sẽ là người chiến thắng.
Neolttwigi (bập bênh)
Trò chơi truyền thống thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em (Nguồn ảnh: Internet)
Neolttwigi là trò chơi truyền thống ngoài trời rất phổ biến của phụ nữ và trẻ em ở Hàn Quốc. Neolttwigi tương tự như trò bập bênh ở Việt Nam. Người chơi phải đứng ở hai đầu bập bênh và nhảy lên làm cho đối phương bay lên cao. Đôi khi có những “người chơi” chuyên nghiệp có những cú nhào lộn trên không làm cho ngày Tết càng trở nên nhộn nhịp và tưng bừng hơn.
Jegichagi (제기차기) – Đá cầu
Một trò chơi khá giống với đá cầu tại Việt Nam (Nguồn ảnh: Internet)
Jegichagi giống với trò chơi đá cầu ở Việt Nam, nhưng chất liệu trái cầu lại khác. Nó được làm từ đồng xu của Hàn Quốc bao bọc xung quanh là những tờ giấy vải đủ màu sắc làm cho trái cầu trở nên nổi bật hơn bao giờ. Bộ môn này có thể chơi cá nhân hoặc là chơi theo nhóm. Cách chơi tương tự như đá cầu, người chơi dùng chân để đá trái cầu. Nếu trái cầu bị rớt hay đội nào đá ít hơn thì sẽ thua. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà có những luật chơi khác nhau.
Yeonnalligi (연날리기) – Chơi thả diều
Người Hàn tin rằng thả diều sẽ mang những vận xấu đi và cầu chúc những điều may mắn trên thân diều (Nguồn ảnh: Internet)
Thả diều là một trong những trò chơi truyền thống vào ngày Tết. Diều của Hàn Quốc được làm từ giấy truyền thống và cây tre với nhiều hình thù khác nhau như: diều hình vuông, diều cá đuối, diều bạch tuộc,.. Trên thân diều, người ta ghi lên những câu chúc may mắn, sức khỏe. Người Hàn quan niệm rằng chơi thả diều trong ngày Seollal thì sẽ bay đi những vận xấu.
5. Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan giúp du khách có thể hiểu hơn về những nét văn hóa, truyền thống vào ngày lễ Tết ở Hàn Quốc. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp ích cho du khách. Nếu du khách có dịp ghé thăm Hàn Quốc thì hãy nhanh tay liên hệ ngay với Lửa Việt Tour qua số Hotline 1900 6420 hoặc Fanpage để được tư vấn chi tiết về chương trình tour du lịch Hàn Quốc nhé.