HOLLYWOOD – KINH ĐÔ ĐIỆN ẢNH VÀ GIẢ TRÍ
Pháp là nước khai sinh ra Điện Ảnh, còn được gọi là “Nghệ Thuật Thứ 7” vào cuối thế kỷ XIX. Trong lịch sử phát triển loài người, có 7 loại hình nghệ thuật được khẳng định theo thứ tự: 1- Văn Học. 2- Nhạc. 3- Họa. 4- Điêu Khắc . 5- Kiến Trúc. 6- Kịch. 7- Điện Ảnh. Chắc chắn sẽ có “Nghệ thuật thứ 8” nhưng hiện nay chưa xác định được. Năm 1888, Louis Prince – người Pháp, đã chế tạo được thiết bị đầu tiên ghi lại những hình ảnh chuyển động, bây giờ gọi là máy quay phim. Năm 1895, hai anh em người Pháp là Auguste và Louis Lumière đã phát minh ra máy chiếu phim, mở đầu loại hình “Nghệ thuật thứ 7” của nhân loại. Nhưng để điện ảnh phát triển thành ngành kỹ nghệ – công nghiệp như ngày nay thì phải nhờ tới Hollywood.
Hai anh em người Pháp là Auguste và Louis Lumière
Hollywood – Kinh đô điện ảnh và giải trí của thế giới, rộng 160 ha, ở ngoại ô thành phố Los Angeles, bang California, Hoa Kỳ. Đây là nơi đặt tổng hành dinh của 6 đại gia sản xuất phim: – Fox Entertainment Group. – Paramount Motion Pictures Group. – Sony Pictures Entertainment. – NB Universal. – Timer Warner. – Buema Vista Motion Pictures Group. Mỗi đại gia (hãng lớn) lại có vài xưởng phim trực thuộc. Chưa kể các hãng phim độc lập như: Lucafilm, Amblin Entertainment. Hollywood hiện có 50 phim trường và rất nhiều loại hình giải trí. Hàng chục bộ phim được thực hiện cùng lúc, đồng thời vẫn mở cửa đón hàng trăm ngàn khách đến tham quan, vui chơi và tìm hiểu mỗi ngày. Thời kỳ hoàng kim của Hollywood là thập niên 40 của thế kỷ trước. Hàng năm, hơn 400 bộ phim được sản xuất ở đây phục vụ hơn 4,5 tỉ lượt người xem. Hiện nay, mỗi năm Hollywood tạo việc làm cho gần 300.000 người, doanh thu khoảng 30 tỉ USD (gần 30% GDP của Việt Nam!) nhưng cũng xả 140.000 tấn chất thải công nghiệp và 8.000.000 tấn khí độc vào môi trường.
Cách đây hơn 100 năm, Hollywood là một làng nhỏ với vài trăm dân cư. Khu vực này quanh năm ấm áp, tràn ngập ánh nắng nên trồng được nhiều loại cây trái, nhất là cam. Năm 1883, hai vợ chồng Wilcox và Daeida từ tiểu bang Kansas đã chọn vùng đất này để lập nghiệp. Ban đầu là trồng trọt và chăn nuôi. Làm ăn khấm khá, họ mở rộng diện tích và kinh doanh bất động sản. Thật ra, Hollywood là địa danh ở tiểu bang Ohio. Daeida rất thích nên thuyết phục chồng đổi tên vùng đất của gia đình thành Hollywood. Chiều lòng cô vợ trẻ (Wilcox lớn hơn Daeida 30 tuổi), Wilcox đồng ý. Hollywood có nghĩa là cây Nhựa Ruồi, tên khoa học là Aquifoliaceae, có nhiều ở Bắc Mỹ, thường được dùng làm cây cảnh vì có trái màu đỏ từng chùm rất đẹp. Khi đổi tên đất, Daeida đã mua một số cây Hollywood về trồng nhưng đều bị thoái hóa. Hai ông bà đã lập kế hoạch xây dưng một số thành phố nhỏ và Hollywood đã có tên trên bản đồ Los Angeles.
Hollywood có nghĩa là cây Nhựa Ruồi, tên khoa học là Aquifoliaceae.
Năm 1910, công ty Brograph cử đạo diễn D.W Griffith (1875- 1948) cùng dàn diễn viên tên tuổi tới vùng Los Angeles để quay bộ phim In Old California. Đoàn phát hiện ra Hollywood có nhiều cảnh quan tự nhiên, từ sông hồ đến đồi núi, từ trang trại đến các bãi biển kế cận. Trước đây, các phim chủ yếu được sản xuất tại New York của tập đoàn MPPC (Motion Picture Patents Company). Các nhà làm phim độc lập muốn thoát khỏi sự ảnh hưởng và kìm hãm của MPPC nên tìm đến Hollywood như một cứu cánh. Sau chuyến đi của đạo diễn Griffith, nhiều đoàn làm phim đã chọn Hollywood làm bối cảnh. Năm 1911, công ty David Horsleys Nestor khai trương phim trường đầu tiên ở đây, mở đầu kỷ nguyên điện ảnh Hollywood. Ngay sau đó,15 phim trường độc lập dời từ New York về Hollywood. Lúc này dân số Hollywood đã tăng từ vài trăm lên hơn 5.000 người. Các hãng phim lớn tiếp tục đổ bộ về Hollywood. Năm 1927, “The Jazz Singer”, bộ phim đầu tiên trên thế giới có âm thanh đươc sản xuất và công chiếu tại Hollywood.
Nước Mỹ rộng lớn. Bay từ bờ Tây sang bờ Đông mất gần cả ngày. Nếu ở bờ Đông phải đến NewYork với tượng Nữ Thần Tự Do thì ở bờ Tây phải đến Los Angeles với Hollywood. Nhìn từ xa, dòng chữ HOLLYWOOD màu trắng, sừng sững dọc sườn núi Lee. Ban đầu theo yêu cầu của Harry Chanler, chủ bút thời báo Los Angeles, Thomas Fisk Goff (1890- 1984) đã thiết kế dòng chữ khổng lồ này để quảng cáo việc kinh doanh địa ốc của công ty Hollywoodland. Dòng chữ nguyên thủy là HOOLYWOODLAND. Mỗi chữ cao 15 m, rộng 9m1, làm bằng gỗ và kim loại, được thắp sáng bởi khoảng 4.000 bóng đèn trắng. Buổi tối, có thể nhìn xa từ mấy km. Ngày 16/9/1932, Peg Entwistle, vốn là nữ diễn viên kịch nổi tiếng, không tìm được vai diễn ở Hollywood đã trèo lên đỉnh chữ H và nhảy xuống tự tử. Năm 1940, công ty Hollywoodland phá sản. Dòng chữ biểu tượng của Los Angeles do thiếu được bảo trì nên hư hỏng, chữ O bị ngã, hệ thống đèn ngưng hoạt động. Năm 1976, Los Angeles tổ chức bán đấu giá các chữ cái Hollywoodland, được hơn 250.000 USD để làm mới dòng chữ HOLLYWOOD bằng thép không rỉ. Mỗi chữ cao 14m (thấp hơn chữ cũ 1m) và tháo bỏ chữ LAND. Từ đây dòng chữ Hollywood trở thành biểu tượng cho kinh đô điện ảnh và giải trí, không phải chỉ của Los Angeles mà cả nước Mỹ.
Dòng chữ nguyên thủy là HOOLYWOODLAND
Với 50 phim trường, Hollywood lúc nào cũng nhộn nhịp các đoàn làm phim. Nếu chưa tận mắt “mục sở thị”, khó mà tưởng tượng nổi sự hoành tráng, đa dạng, sáng tạo và tính chuyên nghịêp của người Mỹ. Dù đã có trên tay bản đồ chi tiết, du khách đến lần đầu ai cũng phát hoảng. Như lạc vào một “bát quái trận đồ” của thế giới thu nhỏ. Từ các khu phố cổ kính Châu Âu đến các làng mạc chân quê Châu Á. Từ các bộ lạc hoang dã Châu Phi hay Nam Mỹ đến các đường phố hiện đại trên thế giới. Có cả núi – rừng – biển – sông – hồ và cây trái đặc trưng từng vùng. Nhà cửa, phố xá y như thật chỉ khác là không có người ở bởi chỉ dùng làm bối cảnh phim. Tất cả đều làm bằng vật liệu nhẹ, bên trong chủ yếu chứa đạo cụ. Chẳng bù cho ở Việt Nam. Cứ mỗi lần làm phim là phải mượn nhà dân, phải thuê công an chặn đường để quay phim hoặc đi chọn cảnh, mỗi nơi một ít. Hollywood là đại phim trường khổng lồ, thứ gì ở đây cũng có.
Đi Mỹ Không Cần Suy NghĩTour bờ Tây sẽ đưa quý khách đến những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Mỹ:
- Đến Los Angeles với sân bay LAX bận rộn thứ 5 toàn cầu và thứ 2 của Mỹ.
- Đặt chân đến Hollywood, được mệnh danh là “kinh đô điện ảnh” của thế giới với Universal Studios lừng lẫy, là trường quay của các bộ phim bom tấn điện ảnh thế giới và đến thăm nhà các ngôi sao điện ảnh lừng danh tại Beverly Hills xa hoa, đắt đỏ bậc nhất.
- Las Vegas “thủ đô giải trí của thế giới” không chỉ nổi tiếng về các sòng bài lớn nhất hành tinh mà còn về ẩm thực, giải trí vô cùng đa dạng, hấp dẫn. Đến đây du khách sẽ chiêm ngưỡng tháp Eiffel thu nhỏ, chụp hình với tượng Nữ thần Tự Do, khám phá Ai Cập cổ đại hoặc ngồi trên những chiến thuyền gondola xuôi dòng Venice… Tất cả đều hiện diện tại “thành phố ánh sáng” kì diệu này.
- Nhớ đừng quên tranh thủ mua sắm tại các outlet với các nhãn hiệu đình đám: Coach, Micheal Kors, GAP…
Kinh ngạc nhất là đạo cụ để làm phim. Không tài nào hình dung nổi. Từ vũ khí thô sơ đến hiện đại. Từ các đồ dùng giản đơn đến máy móc tối tân. Từ phương tiện cá nhân đến tập thể. Cứ như những bộ sưu tập quý giá về sự phát triển nhân loại. Hàng trăm loại xe đủ kiểu, đủ đời, cả xe tăng, xe lội nước. Hàng chục loại máy bay, có cả Boeing 727. Có chiếc vỡ toác làm đôi, y như mới bị nạn. Rồi các loại tàu thuyền, xe lửa, các loại xe đạp, xe gắn máy cho đến các kiểu nhà hàng, bệnh viện… và… Các bộ phim lừng danh như : Snow White and Seven Dwarfs ( Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn – 1937), Gone With the Wind (Cuốn theo chiều gió), Wuthering Heights (Đồi Gió Hú – 1939), It’s a Wonderful Life ( Cuộc sống tuyệt vời – 1946)… cho đến The Godfather (Bố Gìa- 1972), Jaws (Hàm Cá Mập- 1975), Star Wars (Chiến Tranh giữa các vì sao)… cùng hàng loạt phim “bom tấn” gần đây đều được sản xuất ở Hollywood. Những kỹ xảo tuyệt vời được tận dụng tối đa đã biến các đạo cụ và bối cảnh bình thường thành những bộ phim vĩ đại.Trung Quốc cũng có những phim trường độc lập nổi tiếng như Thiên Long Bát Bộ, Xích Bích… Quay phim xong là biến thành điểm du lịch, bán vé cho du khách tham quan. Hồng Kông, Hàn Quốc, Ấn Độ… cũng có những phim trường lớn. Còn Universal ở Singapore thì chủ yếu để khách tham quan. Về qui mô và tính chuyên nghiệp, tất cả không thể sánh với Mỹ. Không phim trường nước nào có thể vừa đón khách tham quan vừa thực hiên hàng chục bộ phim cùng lúc.
Snow White and Seven Dwarfs ( Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn – 1937)
Có nhiều cách để khám phá Hollywood. Đi xe bus, xe điện thì chọn thuyết minh bằng 1 trong 7 thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật, Hàn. Hoặc đi bộ với hướng dẫn viên. Thường thì kết hợp cả mấy cách. Show nào cũng hấp dẫn, độc đáo, đáng “đồng tiền bát gạo”. Nên đi “Studio tour” để dạo chơi một vòng Hollywood rồi sau đó tùy theo thời gian và sở thích mà chọn lựa. Jurrassic Park với nhiều loài vật thời tiền sử đang hoạt động và sẵn sang “tấn công” người lạ. House of Honors có đủ trò kinh dị làm dựng tóc gáy cả những người dũng cảm. Universal Animal Actors với những diễn viên thú tinh khôn, lém lỉnh và thân thiện. Các bộ phim King Kong, Shrek…với hiệu ứng 4D thừa sức làm hài lòng cả những người khó tính nhất. Special Effect Stage giúp mọi người tiếp cận và tìm hiểu những kỹ xảo hiện đại. Indoor Skydiving với trang phục riêng để bay lơ lửng trong nhà kính. Revenge of the Mummy với các trò chơi cảm giác mạnh The Simpsons Krustyland với chú hề Krusty vui nhộn…
Indoor Skydiving với trang phục riêng để bay lơ lửng trong nhà kính.
Tôi đã cố gắng hết sức suốt 12g, từ 10g đến 22g ở Universal Studio Hollywood mà cũng chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”. Phải đi cả tuần lễ mai ra mới hết trò. Dù đã được thông báo trước, nhưng du khách vẫn giật bắn mình, suýt bỏ chạy khi xe đi qua dòng suối mà lũ đột ngột ập tới. Ai cũng hồn vía lên mây khi vào vùng tâm chấn động đất. Chung quanh nhà cửa, cây cối đổ sập, trời đất tối um. Rồi những vụ “cháy nổ” bất ngờ….Nhiều trò có thể làm đứng tim những người yếu bóng vía. La hét thất thanh, cười nói sảng khoái và cả những phút lặng thinh suy ngẫm. Đủ cung bậc cảm xúc. Sau khi đã đời với các show độc thì vào Universal City Walk để thư giãn với rất nhiều cửa hàng shoping, ẩm thực, quà lưu niệm…Có xe lăn phục vụ người già và tàn tật. Tôi thích ngồi ở Hard Rock Café với phong cách riêng từ trang trí, pha chế đến phục vụ. Vừa nhâm nhi cà phê vừa retour lại những cảm giác vừa trải qua. Càng “tâm phục khẩu phục” cách làm của người Mỹ. Càng nể các đạo diễn Việt Nam. Tòan “Tay không bắt giặc”, “Cái khó ló cái khôn”. Mách nhỏ với các bạn, đến tham quan Hollywod nên đi nhóm nhỏ theo sở thích và phải tập trung tối đa thời gan để trải nghiệm.
*Nguyễn Văn Mỹ