CHUSEOK – TẾT TRUNG THU HÀN QUỐC VỚI NHIỀU NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỘC ĐÁO
Chuseok hay còn gọi là Tết Trung Thu Hàn Quốc và là một trong những dịp lễ lớn tại xứ sở Kim Chi. Đây không chỉ là dịp để người dân sum họp và gắn kết với nhau mà còn là cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm đối với tổ tiên bằng nhiều nghi thức truyền thống và phong tục đặc sắc. Chuseok mang trong mình những giá trị tinh thần sâu sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Vậy Tết Trung Thu Chuseok tại Hàn Quốc mang ý nghĩa đặc biệt như thế nào? Hãy cùng Lửa Việt Tours tìm hiểu chi tiết về lễ hội quan trọng này ngay trong bài viết sau nhé.
Một số thông tin tổng quan về Chuseok – Tết Trung Thu tại Hàn Quốc
Chuseok – Tết Trung Thu đầy quan trọng và ý nghĩa của người dân Hàn Quốc (Nguồn ảnh: Internet)
Chuseok (hay còn gọi là Tết Trung Thu) là một những ngày Tết truyền thống lớn bên cạnh Tết Nguyên Đán (Seollal) và Tết Đoan Ngọ (Dano). Lễ hội này sẽ diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm và vào ngày trăng tròn nhất. Nguồn gốc của lễ hội này xuất phát từ thời Gabae của triều đại Silla (57 TCN – 935 SCN).
Vua Yuri, vị vua thứ ba của triều đại Silla, là người đầu tiên tổ chức nghi lễ Chuseok, một buổi biểu diễn tài năng giữa các cung nữ trong cung. Cuộc thi này được tổ chức để tôn vinh tài năng và sự khéo léo của phụ nữ, đặc biệt là kỹ năng dệt vải, một nghề thủ công quan trọng trong xã hội nông nghiệp thời bấy giờ. Và người giành chiến thắng trong cuộc thi dệt sẽ được thưởng những phần quà xa hoa. Dần dần, Chuseok đã trở thành một ngày lễ vui tươi và đầy ý nghĩa trong văn hóa Hàn Quốc.
Ý nghĩa của lễ Chuseok
Lễ Chuseok không chỉ đơn thuần là một ngày lễ, mà còn là một dịp đặc biệt để người Hàn Quốc thể hiện lòng thành kính và tri ân đối với tổ tiên, đất trời, cùng những thành quả lao động của mình. Đây là thời điểm người nông dân kết thúc những tháng ngày lao động vất vả trên cánh đồng, cùng nhìn lại những thành quả sau một mùa vụ đã qua và cùng chúc cho mùa vụ mới thuận lợi, bội thu.
Một số hoạt động đặc trưng trong ngày lễ Chuseok ở Hàn Quốc
Vào ngày lễ Chuseok, dù mọi người có bận rộn như thế nào, xa cách đến đâu thì vẫn trở về nhà và quây quần bên nhau. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để mọi người tham gia vào nhiều hoạt động truyền thống đầy ý nghĩa.
Thực hiện nghi thức Beolcho, Seongmyo và thờ cúng tổ tiên
Người dân Hàn Quốc sẽ thực hiện nghi thức Beolcho (bách thảo) và Seongmyo (tảo mộ) trong lễ Chuseok. Tương tự như phong tục tảo mộ trong Tết Thanh Minh của người Việt Nam thì tại Hàn Quốc sẽ thực hiện hai nghi lễ trên nhằm thể hiện sự hiếu thảo và biết ơn với tổ tiên.
Các gia đình Hàn Quốc thường cùng nhau đến viếng mộ tổ tiên, chăm sóc và dọn dẹp khu vực xung quanh bằng cách cắt tỉa cỏ dại. Sau khi làm sạch phần mộ, họ sẽ bày biện một mâm lễ gồm trái cây, ngũ cốc và các sản vật mới thu hoạch từ mùa vụ để dâng lên tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng đối với nguồn cội.
Sum họp cùng gia đình
Mọi người trong gia đình sẽ tụ họp, quây quần bên nhau trong dịp này (Nguồn ảnh: Internet)
Vào dịp lễ Chuseok, hàng triệu người dân Hàn Quốc sẽ tạm gác lại những bộn bề của công việc để trở về quê nhà, sum vầy bên gia đình thân yêu của mình. Những con đường dẫn về làng quê trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Theo phong tục, con trai trưởng trong gia đình sẽ chịu trách nhiệm làm chủ lễ, tiến hành nghi thức cúng tổ tiên đầy trang trọng.
Cả gia đình cùng quỳ lạy, thành tâm kính cẩn và cầu mong tổ tiên phù hộ. Sau khi lễ cúng kết thúc, mọi người trong gia đình sẽ tụ họp, cùng quây quần bên mâm cơm ấm cúng và chia sẻ những câu chuyện, hoài niệm lại những kỷ niệm xưa. Đặc biệt, các trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, đánh trống, nhảy sạp được tổ chức, tạo nên không khí vui tươi cho mọi lứa tuổi. Những bộ Hanbok truyền thống với sắc màu tươi sáng làm tăng thêm nét đẹp và ý nghĩa của dịp lễ.
Tập tục treo ngũ cốc khô trước cửa (Olgemini)
Sau khi thu hoạch mùa màng, người dân Hàn Quốc sẽ lựa chọn những bó ngũ cốc tươi đẹp nhất gồm lúa, kê và cao lương để treo trang trọng trước cửa nhà. Ngoài ra, họ còn chuẩn bị thêm rượu và các món ăn truyền thống mà còn mời hàng xóm đến chung vui cùng gia đình, tạo nên không khí ấm cúng và gắn kết.
Những bó ngũ cốc này có thể được dùng để làm bánh cúng tổ tiên, gieo trồng cho mùa vụ tiếp theo hoặc được dùng để tiếp đãi những vị khách quý đến thăm nhà. Phong tục treo ngũ cốc khô trước cửa vào dịp Chuseok không chỉ tượng trưng cho vòng tuần hoàn của đất trời mà còn là lời chúc cho mùa màng bội thu trong năm tới, đánh dấu sự kết nối giữa con người và thiên nhiên.
Tham gia vào các trò chơi truyền thống hấp dẫn
Ganggangsullae – hoạt động truyền thống mang nhiều ý nghĩa (Nguồn ảnh: Internet)
Ngoài những hoạt động tiêu biểu trên, việc tham gia vào những trò chơi truyền thống trong Tết Trung Thu ở Hàn Quốc là không thể thiếu. Một số trò chơi truyền thống phổ biến trong lễ Chuseok có thể kể đến như:
• Ganggangsullae: Đây là một trò chơi dân gian truyền thống dành cho phụ nữ, trong đó mọi người sẽ nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn lớn và nhảy múa, ca hát dưới ánh trăng. Ganggangsullae không chỉ mang ý nghĩa giải trí mà còn là biểu tượng của sự sinh sôi và nảy nở, sức khỏe dồi dào.
• Juldarigi – kéo co: Trò chơi kéo co này rất phổ biến trong dịp Tết Trung Thu và phù hợp với nhiều độ tuổi. Trò chơi này thường diễn ra với quy mô lớn, quy tụ các đội thi đến từ nhiều làng xóm khác nhau. Sự tham gia đông đảo của người dân càng làm cho cuộc thi kéo co thêm phần náo nhiệt và hấp dẫn, mang lại không khí sôi động và tinh thần đoàn kết cho cả cộng đồng.
• Ssireum – đấu vật: Nhắc đến các trò chơi truyền thống trong ngày lễ Chuseok thì du khách không nên bỏ qua việc thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của các chàng trai trong môn đấu vật. Trong trận đấu, hai đô vật đối diện nhau tại trung tâm một hố cát tròn, sử dụng cả sức mạnh lẫn kỹ năng để quật ngã đối thủ. Đô vật nào trụ vững đến cuối cùng sẽ giành chiến thắng và được tôn vinh là người mạnh mẽ nhất làng.
>>>>> Khám phá ngay: Ngỡ ngàng trước sắc đỏ đầy rực rỡ của mùa thu Hàn Quốc
Các món ăn đặc trưng chỉ có tại Tết Trung Thu Hàn Quốc
Trong dịp này, nhiều món ăn đặc trưng được chuẩn bị không chỉ để cúng tổ tiên mà còn để thưởng thức cùng gia đình. Hãy cùng điểm qua có những món ăn hấp dẫn nào nhé.
Songpyeon
Songpyeon – Bánh gạo tượng trưng cho những điều may mắn (Nguồn ảnh: Internet)
Songpyeon là loại bánh gạo nhỏ có hình bán nguyệt, nhân bên trong thường là đậu xanh, đậu đỏ hoặc các loại hạt như hạt dẻ và hạt mè. Sau đó, bánh được đem đi hấp chín trên lớp lá thông để tạo mùi thơm đặc trưng. Người Hàn Quốc tin rằng hình dáng bánh songpyeon tượng trưng cho một tương lai tươi sáng, may mắn và thành công.
>>>>> Xem thêm: Các loại bánh ngọt Hàn Quốc được yêu thích
Canh khoai sọ
Canh khoai sọ – món ăn đầy thơm ngon và giàu dinh dưỡng (Nguồn ảnh: Internet)
Một món ăn không thể thiếu trong thực đơn ẩm thực ngày lễ Chuseok tại Hàn Quốc đó chính là canh khoai sọ. Trong tiếng Hán, món canh khoai sọ được gọi là “thổ noãn” nghĩa là trứng từ lòng đất. Để chế biến món này, người Hàn thường luộc khoai sọ trong nước vo gạo hoặc nước muối nhằm giảm độ nhớt. Sau đó, khoai sọ được ninh trong thời gian dài cùng gân bò hoặc ức bò, tạo nên món canh đầy thơm ngon và bổ dưỡng, thường xuất hiện trong dịp Tết Trung Thu.
Miến xào
Miến xào – đầy hấp dẫn với đa dạng các nguyên liệu (Nguồn ảnh: Internet)
Miến xào, món ăn luôn chiếm trọn tâm điểm của mọi bữa tiệc. Miến xào không chỉ là sự pha trộn giữa miến và rau củ, mà còn là một bản hòa ca đầy màu sắc và hương vị. Sợi miến dong dai dai, xào cùng thịt bò mềm, nấm thơm, cà rốt giòn, hành tây ngọt và nhiều loại rau củ khác. Sự kết hợp tinh tế của các nguyên liệu mang đến hương vị hấp dẫn, cuốn hút, khó có thể cưỡng lại.
Tổng kết
Qua bài viết trên, chắc hẳn du khách đã hiểu rõ hơn về lễ hội Chuseok – Tết Trung Thu truyền thống tại Hàn Quốc rồi đúng không nào? Đây là thời gian lý tưởng để du khách hòa vào bầu không khí đầy tươi vui và thú vị tại đây. Hãy liên hệ ngay cho Lửa Việt Tours qua số hotline 1900 6420 hoặc Fanpage để được tư vấn chi tiết cho chuyến du lịch Hàn Quốc và tham gia vào những lễ hội đặc sắc trong dịp này nhé.