ĂN TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 2019
Có thể bạn không tin nhưng Tết cũng có nghĩa là dịp bạn thử thách dạ dày của bạn!
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết cổ truyền Việt Nam và một trong số các bạn tự hỏi là mình sẽ làm gì trong những ngày đó?!
Ăn!
- Hoàn toàn nghiêm túc là “ăn”.
- Bạn có để ý rằng người Việt Nam không nói “chào mừng Tết” mà chúng ta “ăn Tết” hoặc một số khác lại “chơi Tết”. Điều đó đồng nghĩa với việc ăn và nhậu Tết!
Sau đây Lửa Việt sẽ giới thiệu một số món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Âm lịch này:
Bánh chưng
- Bất kì nơi đâu bạn đặt chân đến ở lãnh thổ Việt Nam, bạn đều dễ dàng tìm thấy món bánh chưng trong những ngày Tết.
- Bánh chưng được làm từ gạo nếp với phần nhân bên trong là đậu xanh và thịt heo, được gói thật chặt trong lá dong. Hài hước mà nói, độ dày của bánh chưng có thể chặn được cả một viên đạn đang bay. Khi những ngày Tết dần kết thúc, bạn có thể thay đổi hương vị bằng cách chiên rán từng mẩu bánh chưng để làm tăng thêm mức độ hấp dẫn của bánh.
- Bánh chưng được nén chặt và gói thành hình vuông với quan niệm của người xưa tượng trưng cho đất (hình vuông) và trời (hình tròn).
- Trong khi đó, đa số người miền Nam lại chuộng bánh tét. Về cơ bản thì bánh tét giống bánh chưng về mặt nguyên liệu nhưng bánh tét được gói với lá chuối, có hình trụ tròn giống xúc xích.
- Ngoài ra, còn có bánh dày, cũng được làm từ gạo nếp, có hình tròn tượng trưng như bầu trời.
- Ngày nay, các loại bánh này được bán quanh năm, được chở trong những chiếc xe đạp chuyên dụng có gắn loa để chào bán cho người mua. Hoặc được bày bán với số lượng lớn trong những cửa hàng đặc sản.
- Mặc dù có thể tìm thấy và mua chúng rất dễ dàng nhưng nhiều gia đình ở nông thôn Việt Nam vẫn giữ phong tục quây quần bên nhau, cùng gói và nấu bánh chưng như một nét đẹp văn hóa từ xa xưa.
Dưa muối
Để cân bằng với các món ăn giàu năng lượng, nhiều gia đình đã tất bật chuẩn bị các món dưa muối, món ăn hiếm khi xuất hiện ngoài các ngày lễ tết.
Các món dưa muối có vị mặn ở miền Bắc, còn ở miền Nam lại có vị ngọt hơn nhưng nhìn chung chúng đều có vị chua nhẹ để kích thích vị giác trong các bữa ăn ngày Tết.
Có vài quy tắc bất di bất dịch và chế biến nhanh chóng cho các loại dưa muối ngày Tết, đó là có thể muối với tất cả các loại rau củ, từ đu đủ xanh, bắp cải, ớt, tỏi hoặc trộn lẫn mọi thứ với nhau cũng được.
Hầu hết các đầu bếp tại gia chỉ muối dưa vài ngày trước Tết và sau đó chỉ thả thêm vài lát gừng hoặc ớt hiểm để tăng thêm hương vị, màu sắc.
Những người thích nhậu sẽ dễ dàng hài lòng khi nhâm nhi các loại dưa muối và tôm khô với rượu bia cho một bữa hội họp đơn giản ngày Tết.
Ăn tết và đi tour cùng Lửa Việt
Thịt
- Vào những ngày lễ Tết, khi các khu chợ và siêu thị đóng cửa, người Việt Nam có thói quen đi chợ trước, dự trữ thực phẩm để có thể ứng biến cho những bữa tiệc bất ngờ.
- Các đầu bếp tại gia đều rất quen tay với việc mua những miếng thịt bụng và lưng heo ngon nhất để ướp với nước mắm nhĩ cho đến khi thật mềm, thật thấm. Một vài người sẽ luộc thêm trứng vịt cho vào nồi thịt, hòa cùng nước cốt dừa, đường… Cách chế biến và khẩu vị sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng vùng miền ở Việt Nam.
- Trong bất kì trường hợp nào, những nồi thịt sẽ được hâm nóng lại trong mỗi lần ăn để hương vị ngày càng đậm đà trong những bữa ăn của các gia đình Việt.
- Một số người lại ưa thích chế biến thịt thành những khúc chả lụa được nêm một ít gia vị, tiêu, quế hoặc vài tép tỏi.
- Một phiên bản hấp dẫn của chả là giò thủ. Đó là hỗn hợp da lợn băm nhỏ trộn với tai lợn và mõm lợn.
- Người miền Bắc còn có một đặc sản rất độc đáo tên là “thịt đông”, có thể xem là một món súp ăn nguội lạnh mà vẫn giữ được hương vị đặc sắc.
Bánh và hạt
- Các loại mứt là những món ăn luôn tô điểm cho các ngày Tết thêm rực rỡ.
- Những gia đình khi chế biến những chảo mứt khổng lồ với mùi hương trái cây dịu nhẹ lan tỏa khắp phố phường.
- Những ngày cận Tết, người dân có xu hướng lùng mua những loại bánh kẹo trong các cửa hàng hoặc siêu thị.
- Hầu hết nhà nào cũng có một khay bánh kẹo kèm theo các loại mứt (mứt dừa, mứt gừng, mứt tắc) hoặc khoai sấy, thơm sấy bên cạnh ấm trà thơm phứt nghi ngút khói.
- Mâm bánh ngày Tết không thể thiếu những loại hạt: hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ cười… Những món ăn đơn giản nhưng cũng đủ gắn kết các thành viên gia đình với nhau, cùng trò chuyện rôm rả, sôi nổi trong những ngày đoàn viên.
Trái cây
- Khi mà trái cây tươi luôn đóng vai trò quan trọng trong những bữa ăn ngày của người Việt thì trái cây lại càng có ý nghĩa hơn trong dịp Tết.
- Trong những ngày Tết trọng đại, những mâm hoa quả được bày biện trang trọng trên những bàn thờ tổ tiên. Thông thường các gia đình đều mua một hoặc hai cặp dưa hấu để trưng trên bàn thờ hoặc phòng khách.
- Người Việt quan niệm hình dáng và màu sắc của trái cây tượng trưng cho sự may mắn, niềm hi vọng được gửi gắm trong năm mới.
- Truyện cổ tích Việt Nam lưu lại câu chuyện về gia đình hoàng tử Mai An Tiêm phải sống lưu vong ở đảo hoang và sống sót nhờ ăn những trái dưa hấu đỏ ngọt trên đảo. Từ đó người Việt tin rằng dưa hấu sẽ giúp họ vượt qua những khó khăn trong năm một cách dễ dàng và suôn sẻ.
- Tương tự như vậy đối với một số loại trái cây khác cũng được yêu thích trong các ngày Tết, chủ yếu vì hình dạng bên ngoài hơn là vị mùi vị của chúng.
- Rất nhiều người lại ưa chuộng mâm trái cây với mãng cầu, xoài, dừa, đu đủ vì họ tin rằng khi ghép tên các loại quả này với nhau sẽ nói lên mong muốn của họ trong năm mới, mong muốn “cầu vừa đủ xoài”.
- Ngày nay, nhiều người cho rằng chỉ thành tâm cầu nguyện vẫn chưa đủ linh nghiệm.
- Đó là lý do tại sao xuất hiện một xu hướng phổ biến làm cho ngày Tết càng trở nên độc đáo hơn bằng việc khắc chữ may mắn, giàu có, thịnh vượng lên vỏ các loại trái cây hoặc ép hình dạng của chúng vào khuôn hình thỏi vàng hay chiếc xe Mercedes Benz.